Cách học tôt môn Sử học sinh nào cũng cần biết

Học sử qua... Facebook
Đó là một cách học khá hiệu quả mà em Phạm Hồng Ngọc – học sinh lớp 12A7 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử năm 2015.
Ngọc cho rằng, nhiều bạn “ngại” môn Sử và cho rằng học Sử, thi khối C sẽ có ít cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ như các khối khác, thực tế không phải vậy: “Học sử, thi khối C thực ra có rất nhiều trường top trên để các bạn lựa chọn như khối trường An ninh, quân đội. Đối với các bạn Nam điểm vào các trường này đối với khối C lại thấp hơn, ít bị cạnh tranh hơn so với khối A hoặc D”.
Chia sẻ cách để học tốt Sử, Ngọc cho biết, đầu tiên là học kỹ các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng giáo điều tuân thủ hoàn toàn sách giáo khoa mà phải biết tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin khác như sách báo, internet, tài liệu lịch sử... Mỗi ngày nên dành cho môn Sử ít nhất 2 tiếng nếu chọn đó làm môn xét tuyển vào ĐH, CĐ và nên học vào những lúc mình cảm thấy hứng thú nhất.
“Trong những ngày ôn thi học sinh giỏi quốc gia, em thường xuyên vào các trang, nhóm, diễn đàn liên quan đến lịch sử trên Facebook, ở đó em có thể xem được nhiều video các trận đánh, những phân tích về các sự kiện lịch sử, cái nhìn đa chiều trong commet của mọi người. Mình cứ đọc, xem rồi nó thẩm thấu vào trí nhớ của mình một cách rất tự nhiên và không hề bị nhàm chán” – Ngọc nói.
Học ý chính, không học câu chữ
Đó là cách học môn Sử của em Nguyễn Trọng Hiếu – học sinh trường THPT Vũng Tàu – giải nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử năm 2015.
Theo Trọng Hiếu, Sử là môn học về quá khứ giúp chúng ta rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào thực tại và tương lai: “Học Sử không phải học vẹt, học thuộc lòng mà phải hiểu và phân tích được sự kiện theo logic. Lịch Sử là dòng chảy thời gian, những sự kiện lịch sử chắc chắn là có tác động qua lại với nhau. Khi học các sự kiện mình phải tìm cách lắp ghép xem nó có liên hệ với nhau như thế nào? Rồi xem lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong giai đoạn đó có xảy ra chuyện gì, sự kiện của thế giới tác động đến Việt Nam như thế nào?” – Hiếu nói.
Ngoài ra, theo Trọng Hiếu, học Sử chỉ cần học những ý chính, không cần chú tâm vào câu chữ vì câu chữ mình có thể tự nghĩ và viết ra được. Đối với các mốc thời gian, nếu mình không nhớ cụ thể ngày thì mình ghi tháng, năm; nếu không nhớ tháng thì chỉ ghi năm tránh trường hợp ghi sai thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Ghi sai thời gian thì chắc chắn là không có điểm.
“Có những phần mình có thể lên mạng để coi như những trận đánh, hình ảnh lịch sử, nhân vật lịch sử... bây giờ công nghệ thông tin phát triển mình có thể nhờ mạng để cập nhật và tra cứu những thông tin lịch sử cần thiết” – Hiếu nói.
Chú ý tính chất thời sự của lịch sử
Em Cao Thị Việt Anh – lớp 12 trường THPT chuyên Hà Tĩnh – 1 trong 6 giải nhất môn Lịch sử kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2015 lại cho rằng, lịch sử không chỉ là quá khứ nó còn có tính thời sự rất cao.
Việt Anh cho biết, em học chuyên Văn trước, sau đó mới chuyển sang học Sử: “Khi chuyển sang học Sử em cũng bị sa đà vào viết quá nhiều. Sau một thời gian được học, tìm hiểu kỹ, em thấy rằng Lịch sử không hề khô khan. Những kiến thức ấy thực ra rất dễ dàng tiếp nhận, chỉ là mình chưa cố gắng thôi” – Việt Anh nói.
Cụ thể, trong thời gian ôn thi quốc gia, buổi tối Việt Anh thường xem thời sự trong nước và thế giới. Bởi theo em, đề thi Sử ngày càng có hơi hướng mở liên quan đến các vẫn đề nóng hổi, tập trung vào tình hình gần đây. Khoảng thời gian em hay học là vào buổi đêm yên tĩnh.
Ngoài ra, cách học của Việt Anh là tiếp thu trên lớp là chủ yếu, khi về nhà chỉ tập trung ôn luyện. Việt Anh thường viết nhiều dạng đề dưới nhiều cách khác nhau, giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Việc ghi nhớ lịch sử cũng hơi khó khăn vì quá nhiều sự kiện. Nhưng thực chất giữa các năm luôn có sự liên kết

Xem thêm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghệ thuật Trung Quốc

Cách làm hoa quả dầm cho ngày hè thanh mát

Quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018