Có nên dạy tiếng anh bằng tiếng Việt không?
Việc dạy tiếng Anh hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi. Đặc biệt là việc có nên dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt như lâu nay ngành giáo dục của ta vẫn làm không vẫn là một câu hỏi lớn.
Thạc sĩ Ngô Mạnh Linh có chia sẻ một vài quan điểm về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Có nên hay không sử dụng tiếng Việt trong việc dạy và học tiếng Anh?
Nghe thì đơn giản, rằng môn học tiếng Anh thì ngôn ngữ sử dụng trong lớp phải là tiếng Anh chứ. Thực ra với môi trường học ngoại ngữ ở Việt Nam thì còn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm.
Có thể kể ra một số trở ngại như sau:
(1) Phần nhiều học viên sẽ cảm thấy khó khăn khi giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh
(2) Một số giáo viên không có khả năng diễn đạt 100% bằng tiếng Anh
(3) Thầy và trò đều đã quen dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) nên đôi khi lạ lẫm về tâm lý khi sử dụng tiếng Anh 100% trong lớp
(4) Thói quen (truyền thống) dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam và một số nước khác là luôn nặng về dịch nghĩa, định nghĩa.
(5) Thiếu công cụ trực quan, chất lượng giáo trình chưa cao.
Có nên hay không sử dụng tiếng Việt trong việc dạy và học tiếng Anh?
Vì gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh như trên nên phần đông giáo viên thường dùng tiếng Việt để dạy tiếng Anh cho học viên.
Nghiên cứu về vấn đề này, nhà nghiên cứu John Harbord cho rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào tiếng mẹ đẻ sẽ làm mất lòng tin vào khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Người học có thể cảm thấy rằng cách duy nhất để họ hiểu bất cứ điều gì giáo viên nói là khi nó được dịch ra tiếng Việt, dẫn đến thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ ngay cả khi các em hoàn toàn có khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh.
Điều này vừa làm giảm đáng kể cơ hội thực hành tiếng Anh trong lớp, vừa dẫn tới suy nghĩ rằng việc sử dụng tiếng Anh trong trong việc học tiếng Anh là điều rất khó thực hiện.
Bên cạnh đó, trong việc học ngoại ngữ, đối tượng tiếp nhận là người học (learner) thường chú ý nhiều hơn đến nội dung được truyền đạt nếu giáo viên sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy, và sự chú ý đó sẽ bị giảm đi khi ngôn ngữ giảng dạy là tiếng mẹ đẻ (tiếng mà người học đã quen thuộc).
Có nghĩa là học viên viên sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì giáo viên nói, nếu thầy cô nói điều đó bằng tiếng Anh.
Người Việt Nam giỏi tiếng Anh thứ 7 tại Châu Á
Nói thêm về khó khăn thứ (4) phía trên.
Việc dịch thuật, định nghĩa, đào sâu vào khái niệm là không sai, bản năng của việc học ngoại ngữ là như vậy, thậm chí là bẩm sinh.
Đây cũng là lý do tại sao việc sử dụng từ điển song ngữ vẫn cần thiết.
Đây cũng là cách tiết kiệm thời gian nhất của giáo viên khi dạy ngoại ngữ, khi chỉ cần đưa ra 1 từ mới và cho sinh viên định nghĩa bằng tiếng Việt của từ đó (single-word translations hay grammar-translation method).
Cách dạy này hiện tại đã dần được thay thế bởi phương pháp tiếp cận trực tiếp (direct method), đó là gắn các từ vựng với các tình huống cụ thể, với một câu, một đoạn, với một hình ảnh trực quan, từ đó đưa ra các miêu tả, giải thích.
Cách thức này chắc chắn sẽ mất thời gian hơn, cần sự kiên nhẫn hơn, nhưng hiệu quả là rất lớn, đặc biệt là hiệu quả trong giao tiếp.
Nên nhớ rằng có nhiều từ không thể dịch trực tiếp ra ngôn ngữ khác do sự khác biệt về mặt văn hóa và nhiều yếu tố khác.
Vì thế, dịch nghĩa ra một từ tiếng Việt tương ứng chỉ nên là công đoạn cuối cùng khi các cách trên không hiệu quả mà thôi.
Thạc sĩ Ngô Mạnh Linh có chia sẻ một vài quan điểm về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Có nên hay không sử dụng tiếng Việt trong việc dạy và học tiếng Anh?
Nghe thì đơn giản, rằng môn học tiếng Anh thì ngôn ngữ sử dụng trong lớp phải là tiếng Anh chứ. Thực ra với môi trường học ngoại ngữ ở Việt Nam thì còn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm.
Có thể kể ra một số trở ngại như sau:
(1) Phần nhiều học viên sẽ cảm thấy khó khăn khi giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh
(2) Một số giáo viên không có khả năng diễn đạt 100% bằng tiếng Anh
(3) Thầy và trò đều đã quen dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) nên đôi khi lạ lẫm về tâm lý khi sử dụng tiếng Anh 100% trong lớp
(4) Thói quen (truyền thống) dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam và một số nước khác là luôn nặng về dịch nghĩa, định nghĩa.
(5) Thiếu công cụ trực quan, chất lượng giáo trình chưa cao.
Có nên hay không sử dụng tiếng Việt trong việc dạy và học tiếng Anh?
Vì gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh như trên nên phần đông giáo viên thường dùng tiếng Việt để dạy tiếng Anh cho học viên.
Nghiên cứu về vấn đề này, nhà nghiên cứu John Harbord cho rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào tiếng mẹ đẻ sẽ làm mất lòng tin vào khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Người học có thể cảm thấy rằng cách duy nhất để họ hiểu bất cứ điều gì giáo viên nói là khi nó được dịch ra tiếng Việt, dẫn đến thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ ngay cả khi các em hoàn toàn có khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh.
Điều này vừa làm giảm đáng kể cơ hội thực hành tiếng Anh trong lớp, vừa dẫn tới suy nghĩ rằng việc sử dụng tiếng Anh trong trong việc học tiếng Anh là điều rất khó thực hiện.
Bên cạnh đó, trong việc học ngoại ngữ, đối tượng tiếp nhận là người học (learner) thường chú ý nhiều hơn đến nội dung được truyền đạt nếu giáo viên sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy, và sự chú ý đó sẽ bị giảm đi khi ngôn ngữ giảng dạy là tiếng mẹ đẻ (tiếng mà người học đã quen thuộc).
Có nghĩa là học viên viên sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì giáo viên nói, nếu thầy cô nói điều đó bằng tiếng Anh.
Người Việt Nam giỏi tiếng Anh thứ 7 tại Châu Á
Nói thêm về khó khăn thứ (4) phía trên.
Việc dịch thuật, định nghĩa, đào sâu vào khái niệm là không sai, bản năng của việc học ngoại ngữ là như vậy, thậm chí là bẩm sinh.
Đây cũng là lý do tại sao việc sử dụng từ điển song ngữ vẫn cần thiết.
Đây cũng là cách tiết kiệm thời gian nhất của giáo viên khi dạy ngoại ngữ, khi chỉ cần đưa ra 1 từ mới và cho sinh viên định nghĩa bằng tiếng Việt của từ đó (single-word translations hay grammar-translation method).
Cách dạy này hiện tại đã dần được thay thế bởi phương pháp tiếp cận trực tiếp (direct method), đó là gắn các từ vựng với các tình huống cụ thể, với một câu, một đoạn, với một hình ảnh trực quan, từ đó đưa ra các miêu tả, giải thích.
Cách thức này chắc chắn sẽ mất thời gian hơn, cần sự kiên nhẫn hơn, nhưng hiệu quả là rất lớn, đặc biệt là hiệu quả trong giao tiếp.
Nên nhớ rằng có nhiều từ không thể dịch trực tiếp ra ngôn ngữ khác do sự khác biệt về mặt văn hóa và nhiều yếu tố khác.
Vì thế, dịch nghĩa ra một từ tiếng Việt tương ứng chỉ nên là công đoạn cuối cùng khi các cách trên không hiệu quả mà thôi.
Xem thêm
|
Nhận xét
Đăng nhận xét