Giáo viên chủ nhiệm phải như nhà tư vấn tâm lý

Giáo viên chủ nhiệm phải như nhà tư vấn tâm lý
Nghiêm Trí Long, học sinh Trường trung học phổ thông dân lập Thanh Bình cho rằng, các yếu tố quan trọng nhất hình thành nên văn hóa ứng xử học đường là gia đình, nhà trường và xã hội.
Thế nhưng, hiện nay, giữa nhà trường và gia đình chỉ mới có những buổi trao đổi về tình hình học tập của học sinh. Còn những buổi trao đổi về văn hóa ứng xử của học sinh thì chưa có.
Đồng quan điểm với Trí Long, Lý Trần An Khương, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong cho rằng, hiện nay có nhiều gia đình chưa có quan tâm đúng mức đến con cái.
Theo Khương, có những học sinh bây giờ tiếp xúc với thầy cô, thân thiết với thầy cô, nhất là thầy cô chủ nhiệm của mình nhiều hơn với bố mẹ. Vì thế, Khương đề xuất, thầy cô hãy là người tư vấn cho học sinh và trong mọi sinh hoạt, nhà trường phải lấy học sinh làm trung tâm.
Sau khi nghe ý kiến của Khương, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: ''Vai trò của học sinh có quan trọng trong việc tác động ngược lại phía gia đình không?''.
Khương trả lời: ''Dạ có. Về phía gia đình, mình phải làm tròn trách nhiệm một người con và tự xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức, bản lĩnh để có thể tác động ngược lại với gia đình''.
Theo ông Sơn, đề xuất của Khương vô cùng chính đáng. Sở sẽ có biện pháp để giúp đề xuất của Khương được áp dụng.
Bởi, giáo viên chủ nhiệm là người biết rất nhiều thông tin của học sinh, vì thế phải là một chuyên gia tư vấn cho học sinh, mỗi khi các em gặp điều gì đó.
Đừng có để xảy ra chuyện, giáo viên lại đi mắng chửi, xúc phạm học sinh
''Giáo viên chủ nhiệm là một lực lượng gắn bó với các em hằng tuần. Vì vậy chúng ta nên suy nghĩ về điều này và biến nó thành giải pháp cho vấn đề văn hóa học đường'', ông Sơn nói.
Ông cũng nhắc với các học sinh rằng: ''Những vấn đề nào mà bản thân không xử lý được thì các em phải chia sẻ và chia sẻ đúng đối tượng. Chia sẻ cũng là một kỹ năng quan trọng mà các em cần phải trang bị cho chính mình. Đó cũng là nét đẹp ở học đường''.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, đưa ra quan điểm, chính nhà trường, giáo viên phải xây dựng cho học sinh “sức đề kháng” trước thông tin, hành vi xấu, trước những tác động tiêu cực... để từ đó trở thành một người có văn hóa.
Ông Tân hứa, lãnh đạo Sở sẽ nghiên cứu để có những giải pháp nâng cao kỹ năng ứng xử cho học sinh .
“Thay vì bi quan về văn hóa ứng xử hiện nay, mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm chủ bản thân, để từ đó lan tỏa cách cư xử có văn hóa đến mọi người”, ông Tân nói.
Hiệu trưởng một trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố (xin giấu tên) cho rằng, chuyện giáo viên dùng những lời lẽ nặng xúc phạm học sinh ở lớp học là có nhưng chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ.
''Tôi cũng chỉ nghe qua chứ chưa chứng kiến sự việc. Có thể do các thầy cô bị áp lực việc mình cứ giảng bài mà học sinh không chịu giữ trật tự, cứ quậy phá trong lớp làm ảnh hưởng đến học sinh khác nên nóng tính, không kiểm soát được lời nói của mình'', thầy hiệu trưởng nói.
Ông cũng cho biết, khi phát hiện giáo viên xúc phạm học sinh thì ban lãnh đạo sẽ khiển trách, nhắc nhở để giáo viên rút kinh nghiệm.
học đánh vần tiếng anh
sách tiếng anh thiếu nhi hay nhất
sách tiếng anh giao tiếp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghệ thuật Trung Quốc

Cách làm hoa quả dầm cho ngày hè thanh mát

Quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018