Phải làm gì để sinh viên ra trường không bị thất nghiệp?
Phải làm gì để sinh viên ra trường không bị thất nghiệp?
Việc nhà trường chưa đóng vai trò tích cực vốn dĩ phải có của mình trong công tác định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh là một thực tế đáng buồn.
Bởi lẽ, nhà trường là nơi các em dành phần lớn thời gian để học tập và hoạt động, các thầy cô giáo cũng là những người theo sát các em và hiểu rõ năng lực, sở trường của các em nhất.
Cô Đàm Hải Yến (giáo viên trường THPT Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ: “Đa phần các em hiện nay đang làm ngược, tức là chọn trường trước, rồi mới định hướng ngành nghề.”
Cô nhận định, việc các trường THPT chưa chú trọng nhiều đến công tác hướng nghiệp là một thiếu sót rất lớn.
Cô Đàm Hải Yến chia sẻ về những đổi mới trong công tác hướng nghiệp tại nhà trường THPT. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Cô cũng chia sẻ thêm, các nhà trường đã nhận ra nguy cơ của việc chưa coi trọng công tác hướng nghiệp, và đang nỗ lực để cải thiện công tác này.
Đơn cử trường THPT Kim Liên đã liên kết với một số trường Đại học như Đại học FPT, RMIT để tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về định hướng tương lai.
Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên cởi mở hơn.
Những kinh nghiệm được giáo viên chia sẻ không chỉ còn gói gọn trong những bài học, mà còn mở rộng ra các kinh nghiệm thực tế, nghề nghiệp, cuộc sống.
Các tiết hướng nghiệp đã được trả về đúng vị trí của nó, khi các em học sinh được nêu ra những băn khoăn của mình để cùng thầy cô tìm lời giải đáp.
Thực trạng cử nhân thất nghiệp như một lời cảnh báo: đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận và giải quyết vấn đề từ những nguyên nhân gốc rễ.
Để đổi mới, mang lại hiệu quả cho công tác hướng nghiệp trong nhà trường THPT không phải là một việc đơn giản, bởi vì nó chịu tác động từ rất nhiều yếu tố: chương trình học, tâm lý của giáo viên - học sinh,...
Tuy nhiên không thể thấy khó mà lui. Để một thế hệ không còn phải mò mẫm trên con đường tương lai của mình, hơn lúc nào hết hoạt động hướng nghiệp tại cấp phổ thông cần có một sự thay đổi toàn diện, mạnh mẽ.
Và đó không chỉ là trách nhiệm của riêng giáo viên, nhà trường, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Việc nhà trường chưa đóng vai trò tích cực vốn dĩ phải có của mình trong công tác định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh là một thực tế đáng buồn.
Bởi lẽ, nhà trường là nơi các em dành phần lớn thời gian để học tập và hoạt động, các thầy cô giáo cũng là những người theo sát các em và hiểu rõ năng lực, sở trường của các em nhất.
Cô Đàm Hải Yến (giáo viên trường THPT Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ: “Đa phần các em hiện nay đang làm ngược, tức là chọn trường trước, rồi mới định hướng ngành nghề.”
Cô nhận định, việc các trường THPT chưa chú trọng nhiều đến công tác hướng nghiệp là một thiếu sót rất lớn.
Cô Đàm Hải Yến chia sẻ về những đổi mới trong công tác hướng nghiệp tại nhà trường THPT. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Cô cũng chia sẻ thêm, các nhà trường đã nhận ra nguy cơ của việc chưa coi trọng công tác hướng nghiệp, và đang nỗ lực để cải thiện công tác này.
Đơn cử trường THPT Kim Liên đã liên kết với một số trường Đại học như Đại học FPT, RMIT để tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về định hướng tương lai.
Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên cởi mở hơn.
Những kinh nghiệm được giáo viên chia sẻ không chỉ còn gói gọn trong những bài học, mà còn mở rộng ra các kinh nghiệm thực tế, nghề nghiệp, cuộc sống.
Các tiết hướng nghiệp đã được trả về đúng vị trí của nó, khi các em học sinh được nêu ra những băn khoăn của mình để cùng thầy cô tìm lời giải đáp.
Thực trạng cử nhân thất nghiệp như một lời cảnh báo: đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận và giải quyết vấn đề từ những nguyên nhân gốc rễ.
Để đổi mới, mang lại hiệu quả cho công tác hướng nghiệp trong nhà trường THPT không phải là một việc đơn giản, bởi vì nó chịu tác động từ rất nhiều yếu tố: chương trình học, tâm lý của giáo viên - học sinh,...
Tuy nhiên không thể thấy khó mà lui. Để một thế hệ không còn phải mò mẫm trên con đường tương lai của mình, hơn lúc nào hết hoạt động hướng nghiệp tại cấp phổ thông cần có một sự thay đổi toàn diện, mạnh mẽ.
Và đó không chỉ là trách nhiệm của riêng giáo viên, nhà trường, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Xem thêm
sach tieng anh cho tre em
Nhận xét
Đăng nhận xét