Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Cách làm bài văn thi THPT Quốc Gia đạt điểm cao

Chính vì vậy, để đạt điểm cao ở môn Ngữ văn thì đòi hỏi thí sinh phải chú ý những điều sau: Trong những năm qua, cấu trúc đề thi tốt nghiệp lớp 12 (nay là kì thi THPT quốc gia) học thường có 3 câu. Câu 1: thường vận dụng kiến thức chung để làm rõ một nhận định văn học, hoặc xuất xứ của một văn bản, chủ yếu kiểm tra phần đọc hiểu. Vì vậy học sinh cần nắm chắc các tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Ngoài ra, các em cần nắm thêm các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, các kiểu câu liên kết câu, liên kết đoạn… Câu 2 là dạng nghị luận xã hội, phần này các em cần chú ý: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận. Trả lời câu hỏi “là gì”: Giải thích khái niệm (nếu có). Phần này có thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... tùy theo từng vấn đề. Trả lời câu hỏi “như thế nào”: Nêu biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống, trong văn chương. Trả lời câu hỏi “vì sao”: Lí giải nguyên nhân vấn đề, hiện tượng hay phẩm chất... Bàn luận về vấn đề, đánh giá phẩm chất, hiện tượng...;

Thầy cô giáo ra đề kiểm tra phù hợp với năng lực của học sinh

Thầy cô giáo ra đề kiểm tra phù hợp với năng lực của học sinh Theo đó, theo quy định tại điều 10 của Thông tư này, vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì; Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II. Đề kiểm tra định kì theo đó phải phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:  - Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học; - Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân; - Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; - Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh h

Có nên dạy tiếng anh bằng tiếng Việt không?

Việc dạy tiếng Anh hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi. Đặc biệt là việc có nên dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt như lâu nay ngành giáo dục của ta vẫn làm không vẫn là một câu hỏi lớn. Thạc sĩ Ngô Mạnh Linh có chia sẻ một vài quan điểm về vấn đề này. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết! Có nên hay không sử dụng tiếng Việt trong việc dạy và học tiếng Anh? Nghe thì đơn giản, rằng môn học tiếng Anh thì ngôn ngữ sử dụng trong lớp phải là tiếng Anh chứ. Thực ra với môi trường học ngoại ngữ ở Việt Nam thì còn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Có thể kể ra một số trở ngại như sau: (1) Phần nhiều học viên sẽ cảm thấy khó khăn khi giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh (2) Một số giáo viên không có khả năng diễn đạt 100% bằng tiếng Anh (3) Thầy và trò đều đã quen dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) nên đôi khi lạ lẫm về tâm lý khi sử dụng tiếng Anh 100% trong lớp (4) Thói quen (truyền thống) dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam và một số nước khác là luôn nặng về dịch nghĩa,

Phải làm gì để sinh viên ra trường không bị thất nghiệp? 

Phải làm gì để sinh viên ra trường không bị thất nghiệp? Việc nhà trường chưa đóng vai trò tích cực vốn dĩ phải có của mình trong công tác định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh là một thực tế đáng buồn. Bởi lẽ, nhà trường là nơi các em dành phần lớn thời gian để học tập và hoạt động, các thầy cô giáo cũng là những người theo sát các em và hiểu rõ năng lực, sở trường của các em nhất. Cô Đàm Hải Yến (giáo viên trường THPT Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ: “Đa phần các em hiện nay đang làm ngược, tức là chọn trường trước, rồi mới định hướng ngành nghề.” Cô nhận định, việc các trường THPT chưa chú trọng nhiều đến công tác hướng nghiệp là một thiếu sót rất lớn. Cô Đàm Hải Yến chia sẻ về những đổi mới trong công tác hướng nghiệp tại nhà trường THPT. (Ảnh: Minh Nguyệt) Cô cũng chia sẻ thêm, các nhà trường đã nhận ra nguy cơ của việc chưa coi trọng công tác hướng nghiệp, và đang nỗ lực để cải thiện công tác này. Đơn cử trường THPT Kim Liên đã liên kết với một số trường Đại học n

Sinh viên thất nghiệp là do định hướng sai

Sinh viên thất nghiệp là do định hướng sai 191.000 cử nhân thất nghiệp - đó là con số được đưa ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ vào ngày 16/11/2016. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan này phải chăng xuất phát từ chính cấp THPT, nơi hoạt động hướng nghiệp còn bị xem nhẹ? So với con số 225.500 cử nhân thất nghiệp của năm 2015, số liệu thống kê của năm 2016 có giảm, nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung. Ước tính nước ta hiện nay có khoảng 2,4 triệu sinh viên, tức là trung bình mỗi năm có tới gần 20% cử nhân không có việc làm. Đó là chưa kể đến số lượng sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành trái nghề - số lượng này ắt hẳn còn nhiều hơn nữa. Thực trạng thất nghiệp tràn lan của tân cử nhân khiến xã hội phải giật mình lo ngại cho chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Sinh viên vốn được xem là đối tượng có trình độ học vấn cao, nhưng những năm gần đây đang chứng minh một thực tế khác. Rất nhiều sinh viên ra trường

Học mọi lúc mọi nơi

Theo Bộ GD&ĐT, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng phải tuân thủ các quy định và các quy chế đào tạo do Bộ GD&ĐT đã ban hành, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo. Thông tư số 12, ngày 22/4/2016 có nội dung cụ thể: Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định môn học, học phần trong các chương trình đào tạo của đơn vị được phép thực hiện qua mạng (gọi là học phần đào tạo qua mạng) trên cơ sở các quy định của Quy chế đào tạo hiện hành. Nội dung các học phần đào tạo qua mạng có khối lượng, nội dung và cấu trúc kiến thức tương đương với các học phần thuộc chương trình cùng ngành học, cấp học. Theo lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT), hệ thống công n

Thầy Cô giáo cần cẩn thận khi nhận xét học bạ cho học sinh

Thầy Cô giáo cần cẩn thận khi nhận xét học bạ cho học sinh Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của cô giáo Đinh Thúy Hằng, vừa là một giáo viên vừa là một phụ huynh nên khi thấy bất cập trong việc nhận xét học bạ của một thành viên trong chính gia đình, cô Hằng muốn có góp ý nhỏ gửi tới các thầy cô trên cả nước đặc biệt khi năm học 2015-2016 chuẩn bị kết thúc. Bài viết thể hiện quan điểm, ý kiến riêng của tác giả. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Cuối năm học, ngoài công việc tổng kết, xếp loại thi đua, đánh giá nhận xét, họp phụ huynh thông báo kết quả học tập, rèn luyện... thì giáo viên chủ nhiệm còn có một việc làm rất quan trọng và thiêng liêng đó là ghi nhận xét vào học bạ cho học sinh. Nó thiêng liêng vì tất cả những gì mà học sinh thể hiện trong cả năm học, cấp học thì học bạ là minh chứng lưu lại những đánh giá chính xác, khoa học, cơ bản nhất của cơ sở giáo dục về một con người. Nó quan trọng vì trong nhiều trường hợp học bạ là cơ sở để để một nơi nhận hay

Trăm kiểu phao thi, khi nào mới thôi nhức nhối?

Kể từ khi có thi cử, kiểm tra là nảy sinh chuyện gian lận quay cóp, “phao” thi. Mỗi giai đoạn, thời kỳ hình thức, tính chất và mức độ sử dụng “phao” thi cũng khác nhau. Cứ đến mùa thi, tuyển sinh vào lớp 10, thi THPT quốc gia thì hiện tượng một số học sinh thay vì dành thời gian cho việc học tập, ôn luyện, bắt đầu có suy nghĩ tìm cách đối phó để vượt qua mùa thi bằng cách đem "phao". Thời trước, khi chưa có máy photocopy thì chép ra giấy, chữ to, chữ nhỏ đủ kiểu. Bây giờ công nghệ và các dịch vụ photo phát triển, học sinh dễ dàng mua "phao", in phao để đem vào phòng thi. Thời điểm này, chúng ta không khó gặp các cô, cậu học trò thậm chí có cả phụ huynh đến các tiệm “dịch vụ” photo hoặc mua “phao” đã có sẵn, ở nhiều nơi từ khu vực thành thị tới nông thôn, miền núi. “Phao” thi thì đủ kích cỡ, kiểu chữ, hình dạng, song hiện nay, các em thường chuộng kiểu phao thi gấp dưới dạng cỡ giấy và cỡ chữ siêu nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay… Việc sử dụng và xem được những

Miễn học phí THCS là điều tốt"

Miễn học phí THCS là điều tốt" Bàn về dự thảo, bà Ngô Mỹ Lệ, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Thượng (Hà Nội), nhận xét: "Chúng ta đang hướng đến phổ cập giáo dục thì miễn học phí tới cả cấp THCS tôi cho là một điều tốt. Ở thành phố phụ huynh có điều kiện hơn, còn như mức học phí hiện tại đang thu, tôi cho đối với nông thôn thì cũng là điều vất vả. Về phía các trường cũng bớt đi được một việc phải làm là thu học phí". Bà N.T.N (Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Lê Chân, Hải Phòng), cũng nhìn nhận miễn học phí đến cấp THCS sẽ đỡ công việc cho trường, và các phụ huynh thì chắc chắn sẽ phấn khởi. “Nhưng học phí gánh một phần cho ngân sách, vậy ngân sách liệu có kham nổi không? Tôi nghi ngại tính khả thi của điều đó, trong khi hiện nay Nhà nước kêu gọi xã hội hóa và Nhà nước cũng chưa giàu” - bà N. băn khoăn. Đồng quan điểm, bà Trần Bích Liên (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Hà Nội), cũng cho rằng nếu không thu học phí đến cấp THCS thì ngân sách của các quận s

Thực hiện 4 công khai ở đại học, 3 công khai ở phổ thông

Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư này dự kiến thay thế thông tư số Chuyên gia giáo dục: Dùng ngân sách đào tạo tiến sĩ là biếu không nước khác Theo đó, đối với các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ, trung cấp đào tạo sư phạm, điểm mới của dự thảo thông tư lần này yêu cầu phải công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 01 năm ra trường (theo thông tư 09 yêu cầu công bố công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau hơn 1 năm ra trường và học lên cao hơn). Đối với công khai thông tin về quy mô đào tạo hiện tại cần công khai quy mô nghiên cứu sinh, cao học viên và sinh viên ở các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo phân theo khối ngành đào tạo. Một điểm mới của dự thảo thông tư lần này đó là yêu cầu công khai kết quả kiểm toán (nếu có): thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định tại các văn bản quy định hiện hành về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện

Giáo viên chủ nhiệm phải như nhà tư vấn tâm lý

Giáo viên chủ nhiệm phải như nhà tư vấn tâm lý Nghiêm Trí Long, học sinh Trường trung học phổ thông dân lập Thanh Bình cho rằng, các yếu tố quan trọng nhất hình thành nên văn hóa ứng xử học đường là gia đình, nhà trường và xã hội. Thế nhưng, hiện nay, giữa nhà trường và gia đình chỉ mới có những buổi trao đổi về tình hình học tập của học sinh. Còn những buổi trao đổi về văn hóa ứng xử của học sinh thì chưa có. Đồng quan điểm với Trí Long, Lý Trần An Khương, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong cho rằng, hiện nay có nhiều gia đình chưa có quan tâm đúng mức đến con cái. Theo Khương, có những học sinh bây giờ tiếp xúc với thầy cô, thân thiết với thầy cô, nhất là thầy cô chủ nhiệm của mình nhiều hơn với bố mẹ. Vì thế, Khương đề xuất, thầy cô hãy là người tư vấn cho học sinh và trong mọi sinh hoạt, nhà trường phải lấy học sinh làm trung tâm. Sau khi nghe ý kiến của Khương, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: ''

9 Sai lầm khi dạy trẻ học tiếng Anh cần tránh

9 Sai lầm khi dạy trẻ học tiếng Anh cần tránh Chỉ học từ vựng đơn lẻ Theo cách học tiếng Anh truyền thống, đa số mọi người sẽ ghi lại từ vựng đơn lẻ để học thuộc lòng. Tuy nhiên, mỗi từ vựng khi đứng đơn lẻ sẽ khiến não bộ khó ghi nhớ. Hơn nữa, khi học từ vựng đơn lẻ, người học phải ghi nhớ thêm các nguyên tắc ngữ pháp để kết nối từ lại thành câu. Vậy đừng bao giờ tách từ vựng ra khỏi văn cảnh mà hãy giúp trẻ học theo các nhóm cụm từ, như vậy trẻ sẽ học từ vựng và cách diễn đạt đồng thời. Điều này giúp trẻ học nhanh hơn và sử dụng tiếng Anh đúng văn cảnh một cách tự nhiên nhất. Học quá nhiều quy tắc ngữ pháp Có thể bạn sẽ thấy đây là quan điểm đi ngược lại những gì người học Việt Nam thường làm trước đây, tuy nhiên học quá nhiều nguyên tắc ngữ pháp chính là một trong những lý do kìm hãm kỹ năng nói tiếng Anh của trẻ. Khi trẻ học quá nhiều các quy tắc ngữ pháp, trẻ sẽ luôn suy nghĩ về các quy tắc đó trong lúc giao tiếp và mất nhiều thời gian để cân nhắc xem mình đã nói đúng ngữ pháp

Làm sao để học tốt tiếng Anh Trung Học Cơ Sở

Làm sao để học tốt tiếng Anh Trung Học Cơ Sở Học tiếng Anh nhiều năm liền, nhiều học sinh vẫn không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, hoặc giao tiếp tốt tiếng Anh nhưng kết quả học tập trên lớp và thi cử lại rất thấp. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nhanh, và ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng trở thành một trong những yếu tố bắt buộc cho mỗi cá nhân muốn thành công trong tương lai. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên VTV1, đánh giá cách dạy, cách học và cả giáo trình tiếng Anh trong nhà trường còn nhiều bất cập. Những điều này dẫn đến hệ quả là không mang lại sự hứng thú, yêu thích học tiếng Anh cho học sinh, mà học sinh chỉ học vì đó là môn phải học. Vì vậy, hiệu quả học tập môn học này không cao. Kết quả môn tiếng Anh trong các kì thi những năm vừa qua, cũng như những khó khăn trong học tập ở các cấp cao hơn mà các em thường gặp phải chính là m

7 nguyên tắc học ngoại ngữ nhanh giỏi nên biết

7 nguyên tắc học ngoại ngữ nhanh giỏi nên biết Hãy tưởng tượng nói Tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh. Đây là chia sẻ của một chuyên gia dạy Tiếng Anh trên trang web edufire.com và rất được nhiều người ủng hộ. Mục tiêu của bạn Hãy tưởng tượng nói Tiếng Anh một cách tự động... không cần suy nghĩ. Từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, và nhanh. Bạn hiểu ngay lập tức. Để làm được điều này, bạn phải thay đổi ngay cách bạn học Tiếng Anh. Việc đầu tiên là bạn phải dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh? Cái gì? Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học Tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên. Học nhanh lên gấp 4 lần. Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các

Cách giải bài toán chứng minh hình học

Cách giải bài toán chứng minh hình học Nhiều học sinh THCS khi đứng trước một bài toán chứng minh hình học thường có tâm trạng hoang mang, không xác định được phương hướng, không biết phải làm những gì để tìm ra lời giải cho bài toán. Làm cách nào để giúp học sinh hình thành và rèn luyện được kỹ năng tìm tòi lời giải cho bài toán chứng minh hình học? Là giáo viên có trên 10 năm dạy Toán ở trường THCS, từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, thầy Trịnh Tiến Nam - giáo viên Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước (Thanh Hóa) - chia sẻ 9 bài học giúp học sinh vượt qua các bài toán chứng minh hình học. Phải coi trọng bước vẽ hình Hình vẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong chứng minh hình học, hình vẽ chính xác giúp ta dễ phát hiện đúng các quan hệ hình học trong bài toán. Tránh vẽ hình rơi vào những trường hợp đặc biệt để tránh ngộ nhận những tính chất mà bài toán không có. Cần vẽ hình thoáng, rộng, đường nét không quá sát nhau. Nên ký hiệu vào hình vẽ các đoạn thẳng bằng nhau các góc b

Cách học tôt môn Sử học sinh nào cũng cần biết

Học sử qua... Facebook Đó là một cách học khá hiệu quả mà em Phạm Hồng Ngọc – học sinh lớp 12A7 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử năm 2015. Ngọc cho rằng, nhiều bạn “ngại” môn Sử và cho rằng học Sử, thi khối C sẽ có ít cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ như các khối khác, thực tế không phải vậy: “Học sử, thi khối C thực ra có rất nhiều trường top trên để các bạn lựa chọn như khối trường An ninh, quân đội. Đối với các bạn Nam điểm vào các trường này đối với khối C lại thấp hơn, ít bị cạnh tranh hơn so với khối A hoặc D”. Chia sẻ cách để học tốt Sử, Ngọc cho biết, đầu tiên là học kỹ các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng giáo điều tuân thủ hoàn toàn sách giáo khoa mà phải biết tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin khác như sách báo, internet, tài liệu lịch sử... Mỗi ngày nên dành cho môn Sử ít nhất 2 tiếng nếu chọn đó làm môn xét tuyển vào ĐH, CĐ và nên học vào những lúc mình cảm thấy hứng thú nhất.

Bí quyết học giỏi của nữ sinh lớp 7 khi cha mẹ vắng nhà

Bí quyết học giỏi của nữ sinh lớp 7 khi cha mẹ vắng nhà Nữ sinh vượt khó học giỏi nêu trên là em Phạm Ngô Mỹ Xuyên, sinh năm 2003, học lớp 7A3, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hòa Bình (huyện Tam Nông) là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, học giỏi, một đội viên thiếu niên năng nổ, nhiệt tình… Mỹ Xuyên là đứa con gái lớn trong một gia đình nghèo, có hai chị em. Hoàn cảnh gia đình của Xuyên gặp nhiều khó khăn. Nhà không đất sản xuất, ông bà ngoại của Xuyên hằng ngày phải đi làm cỏ mướn, phơi lúa thuê… Còn ba mẹ Xuyên phải tạm rời xa quê lên tỉnh Bình Dương làm thuê, mướn kiếm nguồn thu nhập ít ỏi gửi tiền về cho ông bà ngoại chăm lo, dạy dỗ cho hai chị em Mỹ Xuyên ăn học. Thương cho ông bà, cha mẹ nên Mỹ Xuyên luôn xác định chí hướng tương lai, sự nghiệp của mình là: phải cố gắng học tập thật giỏi để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ và công lao dưỡng dục của ông bà... Dù sinh ra trong gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa... nhưng Mỹ Xuyên biết vượt qu

Việt Nam tụt xếp hạng kỹ năng tiếng Anh toàn cầu

Theo báo cáo, châu Âu vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về trình độ tiếng Anh, với 8 nước châu Âu nằm trong top 10. Theo sau là châu Á, với chỉ số thông thạo tiếng Anh đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giữa các quốc gia trong châu Á có khoảng cách rất lớn về trình độ. Năm nay, điểm chỉ số của Việt Nam giảm 0,63 điểm, tụt 3 hạng, từ 31 trong năm 2016 xuống hạng 34. Trao đổi với báo chí, ông Minh N. Tran - ĐH Yale, Giám đốc Nghiên cứu cấp cao của EF, cho rằng: Mặc dù giảm 0,63 điểm nhưng năm nay số lượng các nước tham gia khảo sát trình độ tăng lên, nên Việt Nam tụt hạng đáng kể. Tuy nhiên, điều nay cũng đồng nghĩa với việc trong năm vừa qua, mức độ thông thạo tiếng Anh của Việt Nam đang dậm chân tại chỗ và không có tiến bộ nào đáng kể. Từ năm 2014 đến nay, với mức tăng gần 3 điểm (từ 51,57 lên 53,43 điểm), Việt Nam được xếp vào nhóm có mức cải thiện lớn nhất trong bảng xếp hạng. “Để giữ vững mức tăng này, tôi nghĩ Việt Nam cần tập trung nhiều hơn vào việc cải cách chươn

Để trẻ học tiếng Anh tốt

Trẻ học tốt ngoại ngữ là mong muốn của đại đa số các bậc phụ huynh bởi những lợi ích nhận được là rất lớn. Học tốt ngoại ngữ sẽ mở ra một thế giới văn hóa hoàn toàn mới cho trẻ. Học tốt ngoại ngữ còn giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội trong học tập và công việc trong tương lai… Nhiều khảo sát cho thấy, điểm chung dễ nhận thấy đầu tiên ở những trẻ học tốt ngoại ngữ đó là thường được bố mẹ cho tiếp cận với ngoại ngữ từ rất sớm. Thực tế, có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai trước khi trẻ nói thạo tiếng mẹ đẻ hay không? Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng: Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm nhất có thể. Trẻ nên được học tiếng anh từ sớm. Được kích hoạt sớm “tiềm năng” trước 6 tuổi Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm, cho biết, độ tuổi thích hợp nhất để trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ là độ tuổi mẫu giáo. Tốt nhất nên kích hoạt sớm tiềm năng